Võng lưng là một trong những bệnh lý xương khớp tương đối phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ ảnh hưởng tới người bệnh cũng rất đa dạng. Ở mức độ nghiêm trọng, cột sống sẽ bị cong, ảnh hưởng tới chức năng hô hấp và tiêu hóa.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ một số thông tin giúp phân loại võng lưng nhé.
Nhận biết tình trạng võng lưng
Cột sống của con người vốn không thẳng hoàn toàn. Một cột sống khỏe mạnh sẽ có 3 đường cong nhẹ, 2 ở cổ và thắt lưng hướng ra trước và được gọi là đường cong lồi, 1 đường cong lõm ở phần lưng trên. Các đường này giúp cột sống hâp thu chấn động, nâng đỡ cơ thể. Vậy làm sao để nhận biết được tình trạng bị võng lưng.
Chúng ta có thể nhận biết võng lưng thông qua các dấu hiệu sau:
- Lưng bị cong ra phía trước so với mông.
- Xương chậu bị nghiêng về trước, tạo ra tư thế võng lưng ngựa.
- Thường xuyên bị đau ở lưng, nhất là thắt lưng.
- Di chuyển và vận động khó khăn.
- Khi người bệnh nằm ngửa có thể nhận thấy có một khoảng cách lớn giữa lưng và sàn nhà. Nếu như đường cong linh hoạt hoặc tự đảo ngược khi nghiêng về phía đằng trước thì không cần phải điều trị. Còn nếu độ cong không thay đổi khi nằm ngửa hoặc là cúi xuống thì cần được điều trị sớm.
Phân loại võng lưng
Có một số loại võng lưng phổ biến như sau:
- Võng lưng tư thế: Xảy ra khi bị thừa cân, béo phì, mất cân bằng trọng lượng giữa lưng và bụng. Khi béo phì, bụng thường lớn và đua ra phía trước, kéo theo cột sống lưng ra trước, khi cơ ưng suy yếu thì cột sống sẽ bị kéo cong ra trước. Ngoài ra, mông và phần dưới cơ thể ngả ra sau để cải thiện sự cân bằng sẽ dẫn tới tư thế võng lưng ngựa.
- Do chấn thương: Tai nạn hoặc chấn thương khiến gãy các phần nối giữa các đốt sống, gây đau và cong vẹo. Tình trạng này bắt gặp ở trẻ bị ngã, người trưởng thành chơi thể thao.
- Do bẩm sinh: Đôi khi, trong quá trình phát triển, trẻ có một số khiếm khuyết, các bộ phận của cột sống phát triển đầy đủ nên bị sai lệch, suy yếu.
- Do phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ: Đây là một thủ thuật nhằm giảm áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống do hẹp ống ống. Tình trạng này có thể bắt gặp ở những đối tượng sau phuật thuật u cột sống, chỉnh hình cột sống.
- Rối loạn thần kinh – cơ: Võng lưng chính là một trong những cong vẹo thần kinh – cơ.
- Võng lưng thứ phát sau cứng khớp háng: Những trường hợp bị nhiễm trùng, chấn thương, mất cân bằng cơ hông khác có thể gây ra tình trạng cứng khớp hông. Tiếp đó, cột sống lưng dưới được kéo qua 1 bên, uốn cong về trước và tạo thành võng lưng.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng võng lưng gồm: Loãng xương, thoái hóa đốt sống, hoặc là mang thai. Trong thai kì, trọng lượng thai nhi khiến người mẹ có xu hương ngửa về sau để cân bằng, có thể đi đứng, tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau sinh.
Để chẩn đoán võng lưng các bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, quan sát các triệu chứng, yêu cầu người bệnh nằm nghiêng một bên để kiểm tra sự linh hoạt của cột sống. Các chẩn đoán hình ảnh có thể được dùng tới gồm: Chụp X-quang, MRI, CT…
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Phân loại võng lưng. Để phòng ngừa tình trạng này các bạn cần sinh hoạt và làm việc đúng tư thế, ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục. Ở nhà có thể lên xà đơn, chạy bộ với máy, dùng xe đạp tập thể dục, hay tập thể hình với giàn tạ đa năng !