Bàn chân của chúng ta có chứa tới 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết, chưa kể nhiều động và tĩnh mạch quan trọng. Tuy nhiên, chân lại ở vị trí thấp nhất cơ thể, nâng đỡ và chịu áp lực lớn nên rất dễ bị tổn thương.
Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Các triệu chứng đau bàn chân. Từ đó cùng cùng hiểu hơn về tình trạng này cũng như các phòng ngừa và xử lý nhé.
Triệu chứng đau bàn chân
Các cơn đau nhức ở bàn chân thường được nhận biết thông qua các biểu hiện, triệu chứng sau:
- Đau bàn chân mỗi khi đứng lâu hoặc rát ở trong lòng bàn chân.
- Đau từ ngón chân cho tới vùng gót chân.
- Đau và tê cứng cũng có thể xảy đến khi bị bong gân khớp mắt cá hoặc tổn thương khớp ngón chân.
- Bàn chân bị tổn thương có thể xuất hiện tình trạng bầm tím, sưng đỏ.
- Đau, tê ngứa các ngón chân.
- Cứng khớp xuất hiện vào buổi sáng sớm, khó khăn khi di chuyển.
- Mức độ đau tăng khi vận động.
Các nguyên nhân gây đau bàn chân
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau bàn chân:
- Hội chứng bàn chân bẹt
- Bong gân và căng cơ
- Bệnh gout
- Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái
- Viêm cơ mạc bàn chân
- Chứng đau cựa gót chân
- Ngón chân đầu búa
- Đau u do u thần kinh bàn chân
- Viêm gân Asin
- Đau bàn chân do biến chứng của bệnh đái tháo đường
Đau bàn chân khi nào cần đi khám ?
Khi có những vấn đề sau ở chân thì các bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện khám, bởi đó có thể là bệnh lý nguy hiểm.
- Cơn đau có xu hướng dai dẳng, không được cải thiện sau vài tuần.
- Bàn chân bị sưng tấy và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 5 ngày.
- Không thể đứng vững hoặc đi bộ sau chấn thương.
- Cảm giác ngứa ran, tê, rát ở phần lòng bàn chân.
- Vị trí đau có vết thương hở hoặc chảy mủ.
- Có biểu hiện bị nhiễm trùng (nổi mẩn đỏ, ấm, đau chân kèm sốt).
Mẹo giảm đau chân tại nhà
Một số trường hợp đau không do bệnh lý có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời:
Nghỉ ngơi: Để cho đôi chân được nghỉ ngơi, không vận động. Sau đó bạn có thể áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi bước nhỏ.
Mát xa chân: Đây là một trong những cách giảm đau chân tại nhà mà các bạn nên thực hiện thường xuyên. Xoa bóp giúp máu lưng thông tới các khớp tốt hơn, đôi chân linh hoạt, giảm đau ở khớp bàn chân.
Chườm lạnh: Cách này có thểm giảm chứng viêm gây đau nhức tại bàn chân. Bạn có thể cho đá viên vào túi chườm hoặc khăn rồi áp lên vị trí bị đau trong 20 phút, có thể thực hiện vài lần trong ngày.
Trên đây là một số triệu chứng đau bàn chân được chia sẻ bởi Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài các bạn hiểu hơn về tình trạng này, có được biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý phù hợp khi bị đau !
Nguồn: Khắc phục đau bàn chân với thiết bị vật lý trị liệu: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html