Hiểu về tình trạng căng cơ bắp chân

Ngày đăng 27/12/2023 15:26

Căng cơ bắp chân khá thường gặp khi chúng ta vận động, chạy nhảy, hoặc là bị trượt chân. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn có thể biến chứng gây rách cơ bắp chân. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ một số thông tin giúp các bạn Hiểu về tình trạng căng cơ bắp chân nhé.

Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân

nguyen-nhan-cang-co-bap-chan

Bắp chân là nhóm cơ nằm ở mặt sau của cẳng chân. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây căng cơ bắp:

- Vận động quá sức: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng cơ bắp. Theo đó, khi chúng ta vận động quá sức hoặc là dồn lực quá nhiều vào cơ bắp chân sẽ khiến cho các bó cơ bị kéo căng khiến tổn thương các sợi cơ.

- Một số nguyên nhân khác bao gồm: Vận động quá sức, viêm gân, chấn thương gây rách cơ, huyến khối tĩnh mạch sâu, máu lưu thông kém, bệnh mạch máu ngoại vi, mất cân bằng dinh dưỡng, do sử dụng thuốc…

- Các yếu tố nguy cơ gồm: Tác động của quá trình lão hóa, sử dụng giày cao gót thường xuyên, không khởi động trước khi tập thể dục thể thao, không mang giày dép phù hợp khi tập luyện, hoặc không đúng kỹ thuật khi chạy, nhảy… Những người này dễ bị cơ cơ bắp chân do hay chuyển trạng thái đột ngột từ đứng yên sang tăng tốc, rồi lại dừng chuyển động.

Dấu hiệu căng cơ bắp chân

dau-hieu-cang-co-bap-chan

Một số dấu hiệu giúp nhận biến tình trạng căng cơ bắp chân là:

- Cảm giác đau âm ỉ và tê ngứa, khó chịu tại bắp chân, lan dần ra đầu gối, đi xuống mắt cá và bàn chân. Cơn đau tăng nặng khi người bệnh cố gắng vận động chân.

- Bắp chân bị tím bầm hoặc sưng tấy, cẳng chân đột nhiên bị đau.

- Khó gập cổ chân cũng như kiễng chân lên.

Khi có những dấu hiệu trên thì các bạn cần có biện pháp xử lý phù hợp. Căng cơ bắp chân tuy khá thường gặp, nhưng nếu xem thường mà gặp phải tình huống nặng thì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng vận động, di chuyển của người bệnh.

Do đó, khi cơ thể có những dấu hiệu như khó đi lại, bắp chân bị đau khi nghỉ ngơi và di chuyển, sưng cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân, đau nhiều vào ban đêm thì nên đi khám để được điều trị sớm.

Một số biện pháp giúp giảm căng cơ bắp chân

giam-cang-co-bap-chan

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căng cơ mà cần phải áp dụng các biện pháp khác nhau để điều trị cho phù hợp, chẳng hạn:

- Nghỉ ngơi để các cơ được thư giãn: Điều này giúp tình trạng căng cơ không nặng hơn, bắp chân được phục hồi nhanh chóng. Người bệnh nên tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao.

- Chườm đá: Nhiệt lạnh có công dụng giảm đau, hạn chế sung huyết cục bộ.

- Kéo căng cơ bắp chân: Áp dụng một số bài tập vận động phù hợp cũng có tác dụng giảm căng cơ bắp chân hiệu quả.

- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn hiểu về tình trạng căng cơ bắp chân từ đó phòng ngừa và xử lý tốt hơn khi không may gặp phải. Nếu còn câu hỏi nào khác, hoặc có nhu cầu mua máy tập thể dục, thiết bị thể thao tại nhà… Các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể và cung cấp sản phẩm chính hãng, đáp ứng tối đa nhu cầu tập luyện nhé!

Nguồn: luyện tập phục hồi chức năng với máy tập vật lý trị liệu.