Gai cột sống có điều trị được không?

Ngày đăng 21/02/2023 08:21

Gai cột sống là hiện tượng các đốt bị thoái hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt ngày thường cũng như công việc của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép, có nguy cơ gây bại liệt.

Gai cột sống có điều trị được không? Trong nội dung dwois đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Các vị trí gai đốt sống thường gặp

vi-tri-gai-cot-song-thuong-gap

Gai cột sống thường hình thành ở những khu vực tiếp giáp giữa các đốt, gồm: Đầu đố sống, đĩa đệm, dây chằng. Người bệnh thường bị đau ở nhiều bộ phận, điển hình nhất là cổ - vai – gáy, thắt lưng, tứ chi. Nhìn chung, goi cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, tuy nhiên phổ biến hơn cả là ở lưng và cổ.

Gai cột sống lưng: Tình trạng này là kết quả khi các xương ở dưới sụn bị xơ hóa, cùng với đó sụn khớp ở cột sống lưng bị hao mòn. Các cơn đau thường xuất hiện ở giữa thắt lưng và lan xuống háng, chân.

Gai cột sống cổ: Đây là tình trạng thoái hóa cột sống gây chèn ép rễ thần kinh cổ, tủy cổ, động mạch sống… Hệ quả là gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như Hội chứng cổ - vai; Hội chứng cổ - vai – cánh tay; Hội chứng động mạch đốt sống; Hội chứng chèn ép tủy cổ.

Gai cột sống có nguy hiểm không ?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì các gai xương có nguy cơ tác động tiêu cực tới tủy cũng như các dây thần kinh. Và từ đó khiến cho nhiều biến chứng nguy hiểm có cơ hội phát sinh. Cụ thể:

gai-cot-song-nguy-hiem-khong

- Hẹp ống sống: Các gai xương mới hình thành chiếm dần diện tích ống sống và gây ra tình trạng hẹp ống sống. Do đó, cơn đau không chỉ xuất hiện ở khu vực có gai xương mà còn kèm theo tê, yếu các chi.

- Bại liệt: Hệ thống các dây thần kinh bị chèn ép lâu thì dẫn tới mất dần khả năng vận động, lâu dầu có có thể khiến người bệnh bị bại liệt, phụ thuộc vào người thân.

- Rối loạn tiền đình: Đây cũng là vấn đề thường gặp ở những người bị gai cột sống cổ. Chủ yếu do lượng máu và oxy lưu thông lên não bị hạn chế, từ đó xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình như: Buồn nôn, bị chóng mặt, khó khăn trong giữ thăng bằng (mất vững)…

- Một số biến chứng khác có thể bao gồm tăng hoặc hạ huyết áp, bị vẹo cột sống, mất ngủ.

Bệnh gai cột sống có điều trị được không?

Phương pháp điều trị gai cột sống phụ thuộc và mức độ bệnh, thể trạng của mỗi người. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng.

dieu-tri-gai-cot-song

- Tập luyện nhẹ nhàng: Như đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga… giúp giảm đau, tuy nhiên chỉ có tá dụng tạm thời.

- Vật lý trị liệu: Nhiều người bệnh, nhất là ở các quốc gia phát triển có xu hướng lựa chọn các biện pháp không xâm lấn như vật lý trị liệu. Sử dụng sóng ngắn, hồng ngoại… kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng.

- Uống thuốc: Người bệnh được chỉ định dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên các loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra bao gồm: Ảnh hưởng tới dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, loãng xương…

- Dùng thảo dược: Một số bài thuốc Đông y với thảo dược tự nhiên cũng có tác dụng cải thiện tình trạng gai cột sống. Tuy nhiên cũng cần có chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc về uống có thể khiến rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng tới gan, thận.

- Phẫu thuật: Khi các biện pháp không xâm lấn không hiệu quả, hoặc người bệnh không đáp ứng, bệnh nặng thì các bác sĩ sẽ xem xét phương án phẫu thuật. Nó không được khuyến khích vì biến chứng trong và sau mổ tương đối cao. Tác dụng chủ yếu là giúp giảm đau, còn gai xương sau khi cắt vẫn có nguy cơ mọc chồi xương khác, ngoài ra chi phí cũng khá lớn.

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html