Một trong những điều khiến cho các ông bố bà mẹ lo lắng đó chính là việc khi con mới sinh ra và xuất hiện những vết lõm phía sau đầu và không biết rằng liệu chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe con mình hay không. Nội dung dưới đây sẽ giúp cho mọi người có thêm kiến thức về những vết lõm phía sau đầu của trẻ sơ sinh.
Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có gì đáng ngại
Như chúng ta đã biết thì không chỉ riêng bộ phận đầu mà toàn bộ cơ thể của trẻ sơ sinh đều rất nhạy cảm với bên ngoài, vì vậy chúng cần được chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận, tránh những tác động mạnh vào đầu nếu không sẽ ảnh hưởng xấu cho bé. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối quá sớm bởi vì cách làm như vậy sẽ khiến cho biến dạng xương theo tư thế nằm và tác động đến vùng thóp, đồng thời lưu ý không nên giữ ấm quá mức ở phần đầu bởi vì dễ khiến cho trẻ toát mồ hôi và gây ra tình trạng ốm sốt và cũng không nên cắt tóc quá sớm vì sẽ khiến cho da đầu bị tổn thương.
Sau 4 tháng khi sinh nếu như vết lõm ở phía sau đầu của trẻ không tự khép lại hoặc vết lõm không đến từ nguyên nhân cho trẻ nằm gối quá sớm thì cần phải tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức được thăm khám và điều trị. Qua đó, xác định được nguyên nhân và có được phác đồ điều trị đúng đắn nhất và tránh gây ra biến chứng ở trẻ.
Những nguyên nhân khiến cho phần phía sau đầu của trẻ xuất hiện những vết lõm có thể kể đến như: tình trạng thiếu nước, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những vết lõm. Nếu như cơ thể của trẻ không chứa đủ chất lỏng để phục vụ cho các cơ quan hoạt động bình thường thì sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu nước, vì vậy cần phải đưa đến cơ sở y tế nhanh nhất để được chăm sóc kịp thời. Sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị thiếu nước.
Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến đó là suy dinh dưỡng. Hệ lụy mà tình trạng thiếu nước kéo theo đó chính là suy dinh dưỡng vì khi mà các cơ quan không thể hoạt động được bình thường thì đồng nghĩa với việc là không hấp thụ được hoặc hấp thụ kém các chất dinh dưỡng phát triển cho cơ thể và tình trạng này sẽ còn có nhiều biểu hiện khác như rụng tóc, khô tóc, thiếu cân hay khô da,...
Nguyên nhân tiếp theo đến từ thận không có khả năng giữ nước thì sẽ khiến cho phần thóp phía sau bị lõm lại.
Một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo như: bổ sung chất điện giải cho trẻ với những công thức công thức riêng để có thể bổ sung được lượng đường và kali, tránh và cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên không áp dụng cách này với những trẻ đang bị thiếu nước vì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng thiếu nước bởi hàm lượng đường và muối trong chất điện giải. Ngoài ra có thể tăng cường lượng chất lỏng hấp thụ trong cơ thể của bé bằng cách cho trẻ bú và uống sữa thường xuyên hơn hoặc có thể massage nhẹ nhàng vùng đầu mỗi ngày cho trẻ.