Cách massage bấm huyệt giảm đau trị thận yếu

Ngày đăng 22/05/2021 11:17

Thận yếu là tình trạng chức năng hoạt động cảu thận bị suy giảm. Theo y học cổ truyền, thận là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với  sức khỏe con người, nó có liên quan đến mọi hoạt động diễn ra trong cơ thể người. chức năng chính của thận là bài tiết, loại bỏ độc tố; kích thích sản xuất một số hormone  rất quan trọng cho cơ thể, tăng cường trao đổi chất , cân bằng điện giải cho cơ thể. Chính vì liên quan đén mọi hoạt động cảu các cơ quan trong cơ thể cho nên một khi thận suy yếu, cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu

Cách massage bấm huyệt giảm đau trị thận yếu

Bấm huyệt trị bệnh trong Đông y chính là dùng lực của các ngón tay tác động vật lý  lên những huyệt vị có mối tương quan với các bộ phận bị tổn thương của cơ thể. Nhờ bấm huyệt mà tác động tới thần kinh, thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn, tác động nhằm phục hồi cơ quan bị bệnh, đưa nó trở về trạng thái hoạt động bình thường. Để hỗ trợ cho cơ quan nhanh chóng phục hồi, bấm huyệt còn giúp khí huýet lưu thông, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường khả năng tự chữa lành bệnh của cơ thể.

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu-2

Tuy nhiên, bấm huyệt không thể độc lập đem lại những tác động tốt đối với sức khỏe mà phải kết hợp với các biện pháp khác như ăn uống, tập luyện, thói quen sinh hoạt... thì cơ thể mới hoàn toàn khỏe mạnh.

Vị trí các huyệt đạo phổ biến chữa thận yếu:

- Huyệt Thận Du:

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu-3

Vị trí huyệt Thận Du nằm  ở ngang đốt sống lưng số 2, đo ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn. Tác dụng của huyệt Thận Du: ích thủy, điều thận khí, minh mục, thông nhĩ. Chủ trị các bẹnhdi tinh, mông tinh, thận hư, liệt dương.

- Huyệt Đại trường Du:

Nằm ngang đốt sống lưng số 4 đo sang hai bên mỗi bên 1,5 thốn. Chủ trị đau bụng, đau lưng, táo bón, tiêu chảy, liệt chi dưới...

- Huyệt Tiểu Trường Du:

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu-4

Vị trí huyệt Tiểu Trường du: từ gai đốt sống 18 đo ngang mỗi bên 1,5 tấc. Tác dụng trị đau bụng dưới, đái dầm, đái rắt, bệnh trĩ...

- Huyệt Quan Nguyên Du: 

Vị trí huyệt Quan Nguyên Du nằm ở đốt sóng 17 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn. Công dụng: trị đầy bụng, tiêu chảy, đau lưng do thận yếu.

- Huyệt Bàng Quang Du: 

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu-5

Vị trí huyệt nằm  ở ngang đốt sống 19 đo nagng sang hai bên mỗi bên 1,5 thốn, tác dụng chữa đau bụng, đau lưng, táo bón, sưng bộ phận sinh dục...

- Huyệt Hội Dương:

Vị trí huyệt Hội Dương nằm ở hai bên trên xương cụt. Tác dụng điều trị bệnh trĩ, liệt dương, khí hư, tiêu chảy, thận yếu...

- Huyệt Thừa Phù:

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu-6

Vị trí huyệt Thừa Phù  nằm ở nếp gấp của mông, tác dụng  trị đau dây thần kinh xung quanh khu vực này và đau hông...

- Huyệt Thứ Liêu: 

Vị trí huyệt nằm ở vị trí lỗ hổng số 2, giáp với lớp xương sống. Tác dụng trị đau lưng do thận yếu, liệt dương, khí hư, kinh nguyệt không đều, liệt dương, di tinh...

cach-massage-bam-huyet-giam-dau-tri-than-yeu-7

Một vài lưu ý khi áp dụng bấm huyệt chữa thận yếu: Nên vừa bấm huyệt vừa xoa bóp  để làm ấm cơ thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giải phóng ứ trệ tại các vùng bị tổn thương; Kết hợp  sử dụng thuốc đều đặn, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ sao cho hợp lý. Lựa chọn hoạt động thể chất phù hợp để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Các bạn cũng nên trang bị ghế massage để chăm sóc sức khỏe hàng ngày trên tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.