Nishikori: Thất bại của một người, thành công của mọi người (kỳ 2)

Ngày đăng 15/09/2014 00:05

Kỳ 2: Cơn sốt mang tên Kei

Xung quanh thành phố Matsue, nơi nào người ta cũng nghe nói về chuyện của Kei, đặc biệt là tại trường trung học Kaisei, nơi mà Nishikori theo học đến năm 17 tuổi. Sau đó anh sang Mỹ học quần vợt.

Một bandrole lớn được treo trên hàng rào sân tennis của trường Kaisei bằng tiếng Anh “Giấc mơ đã thành sự thật”. Một bandrole khác bằng tiếng Nhật, mang dòng chữ “Chúc mừng nhà vô địch đầu tiên của quần vợt Nhật”. Sau khi trận chung kết chấm dứt, ai đó đã sửa hai chữ “vô địch” thành “á quân”!

Tuy nhiên, chuyện Nishirori thắng hay thua bây giờ không còn là quan trọng, như lời Ryo Matsuura, người từng là cô giáo của Nishikori tại trường Kaisei.

“Dù thắng hay thua thì Kei cũng đã tạo thêm sức mạnh cho người dân Matsue”, bà Matsuura nói, “Cậu ta đã gửi một thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ đến các VĐV trẻ ở Matsue, đó là chính họ cũng có thể bước vào đấu trường thế giới nếu thật sự cố gắng hết mình”.

Ai cũng muốn có được chữ ký của Nishikori

Cả hôm thứ Hai, một ngày trước khi trận chung kết diễn ra, trường Kaisei đầy những nhóm phóng viên truyền hình đến ghi hình về nơi Nishirori từng theo học. Có vẻ như mọi kênh truyền hình ở Nhật đều chuẩn bị những thước phim phóng sự để minh họa cho chiến thắng lịch sử của Kei.

Cũng như nhiều người dân Matsue, các cô giáo, thầy giáo từng dạy Kei cũng như các bạn cùg chơi quần vợt vớ Kei lúc trước đều là đối tượng mà các phóng viên truyền hình tìm đến. Họ không muốn bỏ lỡ bất cứ chi tiết nào đáng nhớ trong đời Kei.

Ngay cả các học sinh nhỏ tuổi cũng ý thức được tầm quan trọng của Nishikori với thành phố Matsue thông qua sự kiện này. Sakura Hosogi, một học sinh 14 tuổi đang học lớp 9, nói: “Có lẽ không ai tin rằng một ngôi sao lớn như anh ấy lại xuất thân từ một nơi thầm lặng và bé nhỏ như Matsue”.

Sakura hiện là thành viên của đội quần vợt trường Kaisei và vừa được một phóng viên phỏng vấn. Tất nhiên, Sakura bày tỏ mong ước của mình là đi theo con đường của Nishikori. Đó cũng là suy nghĩ của Riko Miyauchi, đồng đội của Sakura: “Tôi nghĩ một trong những lý do khiến anh Kei thành công chính là bầu không khí tĩnh mịch nơi đây. Anh ấy có thể tập trung tâm trí cho việc luyện tập mà không sợ bị bất cứ ai quấy rầy”.

Tại CLB Green Tennis gần đó, nơi mà Nishikori tập quần vợt từ khi lên 6 tuổi, HLV Masaki Kashiwai nói: “Thành công của Kei đến từ khả năng tập trung vào chuyện luyện tập và quan trọng hơn là cậu ta không bao giờ phiền muộn sau một trận thua.

Sau bất cứ trận thua nào, Kei đều không nhìn thất bại qua lăng kính tình cảm mà cậu ta luôn suy xét bằng lý trí để tìm ra khiếm khuyết nào cần phải sửa chữa”. Masaki Kashiwai chính là người dạy những bài quần vợt đầu tiên trong đời của Nishikori, do vậy ông hiểu rõ anh hơn ai hết.

Cho đến giờ, dù không còn huấn luyện Nishikori nhiều năm,nhưng ông Kashiwai vẫn còn nhớ rõ những gì Kei làm sau một trận thua. Anh trao đổi với ông về những sai lầm trong lối chơi, rồi sau đó ra sân tập luyện cho đến khi sửa chữa được những sai sót đó.

Ông Kashiwai hy vọng dù đã bước sang con đường chuyên nghiệp và được các HLV khác dạy dỗ nhưng Kei vẫn sẽ giữ được thói quen này. “Chỉ như thế, Kei mới có thể trở thành một nhà vô địch thực thụ”, ông Kashiwai kết luận.

Điều gây ấn tượng nhất nơi người Nhật qua giải US Open 2014 này là Nishikori dã chứng tỏ một tay vợt Nhật hoàn toàn có thế thắng các tay vợt châu Âu dù tầm vóc và sức mạnh kém hơn các đối thủ. “Đó chính là điều tạo nguồn cảm hứng tập luyện và thi đấu cho các tay vợt đàn em của Kei”. Ông Kashiwai kết thúc cuộc trò chuyện với các phóng viên như thế.

* Mời các bạn đón đọc kỳ 3 vào sáng 17/9.