Trung tâm huấn luyện những ngày này ngập tràn khí lạnh. Vượt quakhắc nghiệt của thao trường, khắc phục những khó khăn của hoàn cảnhgia đình, những cô gái trong đội tuyển súng ngắn quân dụng vẫn cầnmẫn tập luyện để khẳng định bản lĩnh phụ nữ Việt Nam, mang vinhquang về với quân đội nhân dân Việt Nam.
Có duyên với nghề bắn súng
Cả đội tuyển nữ bắn súng quân dụng của quân đội Việt Nam có 7thành viên thì chẳng ai nghĩ mình lại đi theo cái nghiệp bóp còđùng đoàng này cả. Có chị đã mấy lần định chuyển đơn vị tới nhữngvị trí công tác thuận tiện hơn, nhưng nhớ nghề quá lại không bỏđược.
Trung úy Trần Thị Ngọc sinh năm 1984 (quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh)vừa hoàn thành bài bắn bia ở 3 tư thế 42 viên xuất sắc. Trò chuyệnvới PV NTNN ngay trên thao trường, Ngọc cho biết đã theo đội tuyểnbắn súng quân dụng được 10 năm:
Côgái ở đội tuyển bắn súng quân dụng trên thao trường. Ảnh: GiaTưởng
“Hồi xưa em ở nhà tham gia dân quân tự vệ. Vì có thành tích tốtnên em được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh bồi dưỡng đi thi 3 môn phốihợp, bắn súng quân dụng và đã đạt thành tích cao Huy chương Vàng.Sau đó, em được các bác các chú tuyển chọn đưa về Trung tâm Huấnluyện Miếu Môn để tập luyện. Thoắt cái em cũng đã 10 năm tuổi quân,đi một vòng các nước Đông Nam Á thi đấu rồi”- trung úy Ngọc kể.
Những ngày đầu theo nghề bắn súng, nhiều lúc Ngọc cũng nản vìcông việc phải tập luyện thường xuyên, bất kể thời tiết nắng mưađều phải phơi mình ở thao trường, sáng phải tập từ 7 giờ đến 11 giờ30 chiều từ 13 giờ đến 17 giờ mới được nghỉ, chưa kể tới mỗi tuầncó 2 buổi rèn thể lực, tập chạy, tập tạ.
“Những ngày mới tập bắn súng, em liên tục bị ù tai bởi âm thanhcủa đạn nổ và bị viêm họng, mờ mắt vì hít phải thuốc súng. Nhưngrồi mọi thứ cứ quen dần, trung bình mỗi ngày tập luyện của em vàcác đồng nghiệp cũng phải bắn đến vài trăm viên đạn”- Ngọc tâmsự.
Cũng vì theo nghiệp bắn súng mà Ngọc bén duyên rồi lấy chồng làmột chiến sĩ bên tổ đại liên là thượng uý Trần Văn Thành (sinh năm1982 quê ở Hải Dương). Cứ vào vụ tập luyện là hai vợ chồng phải đưacon trai 4 tuổi về quê gửi ông bà nội ngoại.
Nhà ở ngay cổng đơn vị nhưng cũng đành phải khóa cửa bỏ không vìtheo yêu cầu của chỉ huy, 100% quân số đội tuyển phải sinhhoạt-ăn-ngủ-nghỉ, tập luyện tại đơn vị. Hai vợ chồng Ngọc Thànhsinh hoạt tại đội tuyển nhưng tối đến vẫn phải tuân thủ chế độ-phòng ai người ấy ngủ để để đảm bảo tình trạng thể lực tốt nhất chờtới ngày thi tài.
Nói về “nghề nguy hiểm” của mình, Ngọc cho biết thêm: “Bọn emngại nhất là bài bắn đĩa đồng đội vì chị em lúc bắn là ở tư thếngồi sát với nhau, có khi bị vỏ đạn bay cả vào mặt, mà bắn đĩa vớikhoảng cách 15m có nhiều tình huống nguy hiểm như đạn va vào đĩarồi bay ngược lại phía mình…”.
Là cô em út nhất đội - Phạm Thị Hà (22 tuổi) chưa lập gia đìnhnhưng cũng đã có 3 năm thi đấu. Hà cho biết: “Bố em cũng là bộ đội,đầu tiên em nghĩ chỉ lên đây tập thử thôi, lúc đầu nghe tiếng súngcũng sợ muốn bỏ cuộc nhưng cái nghiệp như vận vào mình vậy”.
Được sự động viên của đồng đội, giờ không chỉ bắn súng giỏi, màngay cả việc bảo quản lau chùi sửa súng Hà cũng rất thành thạo. Hàtâm sự: “Để trở thành xạ thủ giỏi, ngoài việc luyện tập chăm chỉ,nắm vững được các yếu tố động tác kỹ thuật, phản xạ nhanh nhẹn, thìđòi hỏi chúng em phải có một tâm lý vững, không bị cuống hay giậtmình trước các tình huống như súng hóc đạn, hay bia giật”.
Sẽ đổi màu huy chương
Là người theo đội tuyển bắn súng nữ nhiều năm, đại tá Vũ HồngPhúc- Phó Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, Đoàn trưởngĐoàn bắn súng quân dụng Quân đội Việt Nam cho biết:
“Sau một thời gian luyện tập, đoàn Việt Nam đã sẵn sàng cho cácnội dung thi đấu. Năm 2013 đội bắn súng nữ đã có huy chương bạc nộidung đồng đội bắn đĩa. Năm nay chúng tôi rất kỳ vọng sẽ đổi đượcmàu huy chương bởi trong luyện tập các cháu rất quyết tâm và cóthành tích khá khả quan”.