Mới đây, Ellis Cashmore - giáo sư thuộc khoa Xã hội học, đại học Aston (Anh) đã khiến nhiều người bất ngờ khi thẳng thắn đặt ra quan điểm: Thể thao hiện đại nên bỏ đi chính sách chống doping.
Theo giáo sư Cashmore, việc áp dụng chính sách trên vào thể thao là hoàn toàn vô nghĩa vì các VĐV ngày nay đều có xu hướng sử dụng doping tăng hiệu suất thi đấu nhằm giành kết quả cao, bất chấp hậu quả xấu nhất. Thậm chí, các quan chức thể thao lẫn ban huấn luyện (BHL) cũng khuyến khích họ “dính chàm”.
Một ngày nào đó, doping sẽ không còn bị cấm đoán trong thể thao!?
“Vì thành tích, các VĐV có thể bị chính các quan chức thể thao, BHL bắt sử dụng chất kích thích”, ông Cashmore cho hay, “Sau đó, hoặc là họ sẽ tìm cách lọt qua các cuộc kiểm tra doping, hoặc giả trường hợp bị phát hiện thì sự việc… đã rồi!”.
Ngoài ra, các VĐV buộc phải sử dụng doping, lấy thành tích vì sức ép từ phái nhà tài trợ, bởi chẳng “Mạnh Thường Quân” nào muốn đầu tư vào một kẻ thất bại.
"Những người làm thể thao hiện đại chỉ còn hai sự lựa chọn: Thứ nhất, tiếp tục “sống chung” với doping. Thứ hai, lùi lại những năm 80 trở về trước – thời điểm thể thao chưa bị đồng tiền chi phối. Vì vậy, xin đừng ngạc nhiên nếu vấn nạn sử dụng doping ngày càng tràn lan trong giới thể thao một ngày nào đó”, giáo sư Cashmore kết luận.
Tháng 12/2014, đài truyền hình ARD (Đức) đã công bố đoạn phim tài liệu mật về điền kinh Nga, trong đó chỉ ra tới 5.000 mẫu kiểm tra doping đã bị can thiệp và được sắp xếp để gian lận trong những cuộc thi quốc tế. Bên cạnh đó mỗi vận động viên điền kinh Nga còn phải trích 5% thu nhập để hối lộ những người phụ trách kiểm tra doping trong nước. Nghiêm trọng hơn, Cơ quan chống doping thế giới (WADA) còn cáo buộc rất nhiều môn thể thao Olympic khác của Nga sử dụng chất cấm. Tính riêng tại kì Thế vận hội London 2012, có tới 24 tấm huy chương vàng bị đặt trong diện nghi vấn. Tour de France muốn tổ chức giải đua dành cho VĐV dùng doping Theo một nghiên cứu mới đây, bơi, điền kinh và đua xe đạp là những môn thể thao có nhiều VĐV "dính chàm" nhất. Trong quá khứ, nhằm giải quyết triệt để vấn nạn tiêu cực tại cuộc đua xe đạp lớn nhất thế giới - Tour de France, nhiều người đã đề xuất ý tưởng tổ chức hai giải đấu song song với nhau: Một giải dành cho các cua-rơ “sạch”, một giải dành cho các cua-rơ chuyên… sử dụng doping! |