Cũng vì văn hoá ứng xử này mà không còn nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi luôn có một HLV Miura rất khác trong các cuộc trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật so với một HLV Miura lúc trò chuyện bằng tiếng Anh ở Việt Nam, và tất nhiên, những điều HLV Miura nói bằng tiếng Nhật về bóng đá Việt Nam, con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là những sự thực dễ chịu.
Phải chăng HLV Miura dám nói thật với báo Nhật vì ông biết những câu trả lời của mình sẽ không thể đến với truyền thông và dư luận Việt Nam? Câu trả lời chắc chắn là không, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện tại, và tiếng Nhật cũng không phải là thứ ngoại ngữ sắp được đưa vào “sách đỏ”.
Vậy vấn đề hẳn là HLV Miura muốn sử dụng truyền thông Nhật Bản như là cái cách để ông nói lên những điều mà vì lý do nào đấy ông không thể phát ngôn ở Việt Nam.
Hoặc nói cách khác, chỉ khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng mẹ đẻ, HLV Miura mới thật là chính mình, mới thật là một HLV đã gây dựng được tên tuổi thật sự ở Nhật Bản chứ không phải cái bia để vô khối “chuyên gia” lao vào chỉ trích như ở Việt Nam hiện tại.
Chúng ta, một nền bóng đá đang ở vùng trũng của thế giới, nhưng lại gây ra nhiều áp lực tới mức khiến HLV trưởng ĐTQG ngay cả một điều đơn giản nhất là nói thẳng những suy nghĩ của mình cũng không làm được.
Có lẽ đấy là lý do vì sao dù chúng ta giao ghế HLV trưởng ĐTQG cho thầy ngoại hay thầy nội thì vẫn chỉ có một kết quả là thất bại.