Djokovic - Federer: "Báo thù" hoàn hảo (CK Cincinnati)
Video phóng sự về môn Speed Golf (bản quyền video thuộc VTV):
Khán giả môn golf vốn đã quen thuộc với luật và thể thức thi đấu quen thuộc của môn thể thao này. Nhưng đó là với môn thể thao dành cho những ai có thời gian để theo dõi và để thi đấu, vậy còn những người gấp gáp thời gian? Hãy đến với Speed Golf.
Ra đời vào năm 1979 tại bang California, Hoa Kỳ, Speed Golf được phát minh bởi Steve Scott, một trong những VĐV điền kinh xuất sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ. Steve Scott đã thực hiện một vòng golf 18 lỗ kéo dài 29 phút 30 giây và ghi 95 điểm.
Sau khi nghe tới thành tích của Steve Scott, một cựu VĐV ba môn phối hợp có tên Jay Larson tham gia vào Speed Golf và trở thành ngôi sao đầu tiên của môn thể thao. Larson từng ghi 75 điểm trong 39 phút 9 giây. Cuối thập niên 1990, môn thể thao được lan rộng nhờ sự ra đời của một công ty có tên Speed Golf International chuyên tổ chức các sự kiện Speed Golf. Nhưng mãi tới năm 2012, giải vô địch Thế giới đầu tiên của môn thể thao mới được tổ chức.
Speed Golf - Sự kết hợp giữa golf và điền kinh
Với đặc điểm là kết hợp giữa golf và điền kinh, luật chơi của môn golf xóa bỏ vai trò của các “caddy” (những người chuyên đi theo các tay golf để nhặt bóng, dựng cờ golf, v.v…) và buộc các VĐV không những phải chạy nhanh mà khi thi đấu, các tay golf phải tự nhặt bóng trong lỗ rồi chạy tới lỗ đánh tiếp theo để tiếp tục, thậm chí phải lội nước hoặc các hố cát nếu không may đánh bóng vào các vị trí này (nhưng bù lại họ được phép đánh bóng ngay tại vị trí rơi xuống nước để tiết kiệm thời gian).
Bù lại, các tay golf không phải lo nghĩ xem họ cần đánh bao nhiêu gậy so với đối thủ để thắng. Speed Golf chỉ đòi hỏi các tay golf hoàn tất các vòng golf trong thời gian nhanh nhất, do vậy họ có thể tốn rất nhiều gậy cho một lỗ mà không lo lắng gì, không phải bận tâm tới hướng gió hay các yếu tố khác khi đánh (dù họ vẫn có thể dùng sự hiểu biết hướng gió làm lợi thế). Chỉ cần một thể lực dẻo dai, đánh bóng nhanh và mạnh là đủ để chơi Speed Golf.