Phía sau nhà vô địch US Open: Một Goran vĩ đại

Ngày đăng 29/12/2014 12:42

Chúng ta có một Michael Chang, người đã đưa Nishikori lên tầmcao mới với việc có mặt ở chung kết US Open, giành vé chơi ATPWorld Tour Finals, lọt vào top 10 thế giới (sau một năm nhảy 12bậc, lên số 5), để trở thành tay vợt nam xuất sắc nhất trong lịchsử quần vợt châu Á.

Chúng ta cũng có một Stefan Edberg, người đã làm một Federer hồisinh ngoạn mục với thứ tennis tấn công chóng mặt để trở lại vị trísố 2 thế giới sau một năm trước đó khủng hoảng và mất phương hướng.Edberg đáng ra đã có thể được ghi nhận nhiều hơn nữa nếu như họctrò của ông, Federer không thua trong thế thắng ở set thứ năm củatrận chung kết Wimbledon trước Djokovic và Federer không xảy chântrong cuộc đua giành ngôi số 1 thế giới khi thất bại đáng tiếc tạiThượng Hải Masters.

Chúng ta còn có cả Boris Becker đã ở bên Djokovic khi tay vợtngười Serbia chiến thắng Wimbledon sau năm Grand Slam liên tiếptrắng tay, rồi có một năm gặt hái tới bảy danh hiệu và giành ngôivị số 1 thế giới cực kỳ ấn tượng.

Ivanisevic đãlàm thay đổi toàn diện Marin Cilic

Và phải nhắc tới cả Magnus Norman, người đã giúp Wawrinka tiếnbộ kinh ngạc để vô địch Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp khi lênngôi ở Australian Open (thắng Djokovic ở tứ kết và Nadal ở chungkết) và sau đó còn đánh bại nốt Federer để vô địch Masters 1000 tạiMonte Carlo.

Nhưng Goran Ivanisevic là người duy nhất đã biến điều không thểthành có thể: thay đổi một Marin Cilic tưởng như đã vô hại và mớithụ xong án phạt treo vợt vì doping trở thành nhà vô địch GrandSlam tại US Open.

Ivanisevic đã biến cái không thể thành cóthể

Thành tựu vĩ đại ấy là kết quả của một quá trình khá ngắn ngủi,chỉ chừng một năm sau khi Ivanisevic chính thức xắn tay áo huấnluyện cho Cilic. Trước đó, Cilic và Ivanisevic giống như một ngườiem với người anh, giữa một người đi thần tượng và được thần tượngbởi Ivanisevic là người Croatia đầu tiên và duy nhất vô địch GrandSlam cho tới khi có Cilic.

Cilic từng được đánh giá rất cao, có sự thắng tiến ổn định tronggiai đoạn 2007-2010 (đã từng lọt vào top 10), nhưng ngay cả khi cómột HLV tài năng cỡ Bob Brett thì anh cũng không thể leo cao hơnnữa. Chỉ khi có Ivanisevic thì Cilic mới thay đổi, tạo ra sự độtphá ngoạn mục trên mọi phương diện chứ không chỉ là cú giao bóng“gia truyền”.

Khi Ivanisevic vô địch Wimbledon năm 2001 với tư cách chỉ là mộttay vợt nhận suất đặc cách, người ta bảo ông chỉ có đúng một thứ“vũ khí”: cú giao bóng của một người chơi tay chiêu vừa rất xoáylại rất nặng ép đối thủ ra mang và sau đó “xử” bằng một vài phangắt bóng trên lưới giản đơn. Các trận đấu có sự tham dự của ônggiống như những bộ phim ngắn, tiết tấu rất nhanh vì hiếm khi nàoIvanisevic có đủ kiên nhẫn để duy trì được bóng ở trong sân nhiềuhơn sáu lần chạm vợt một khi ông không thể tràn lên lưới.

Nó phản ánh đúng tính cách con người ông: dữ dội và quyết liệt,sẵn sàng đôi co với trọng tài và đập vợt không thương tiếc.

Nhưng đó chỉ là khía cạnh của một con người – một tay vợt. Còn một con người – một HLV lại khác.

Ở US Open, phải tới bán kết và chung kết người ta mới thấyIvanisevic ngồi nán lại trên sân cho tới điểm số cuối cùng. Trướcđó, ông đều lặng lẽ ngồi trong cái box dành riêng cho người thân vàHLV của các tay vợt rồi lặng lẽ rời đi khi trận đấu chuần bị kếtthúc.

Ông ngồi trên đó với khuôn mặt lạnh như một kẻ đánh bài chuyênnghiệp, chỉ khe khe vỗ tay mỗi khi Cilic có một đường bóng hay hoặcđưa một ánh mắt khích lệ sau mỗi pha xử lý hỏng. Nhưng ông có cáchđể thổi bùng ngọn lửa đam mê và sự tự tin vào bản thân cho mộtCilic rất trầm, hầu như không bao giờ đập vợt và có một nhược điểmchết người: phung phí tài năng và cơ hội. Nhược điểm này nócũng chính là thứ đã khiến ông suýt chút nữa không có chỗ tronglịch sử tennis thế giới.