Không còn là mới nhưng cần phải nhắc lại rằng Thụy Sĩ, một quốcgia đã sản sinh ra những nam và nữ huyền thoại của quần vợt thếgiới nhưng chưa bao giờ vô địch Fed và Davis Cup cho tới trước khiFederer và các đồng đội của anh thắng Pháp 3-1trong trận chung kết Davis Cup năm nay.
Và bản thân Federer vĩ đại nhất trong số những người vĩ đại chotới khi đã chơi năm thứ 15 của sự nghiệp chuyên nghiệp vẫn cònthiếu những danh hiệu mang tính biểu tượng cho sự giao hòa giữa tựhào dân tộc với vinh quang cá nhân là Davis Cup và đơn namOlympic.
Cuộc săn đuổi không mệt mỏi
15 năm chơi chuyên nghiệp nhưng chính khát khao vinh quang ởDavis Cup mới khiến Federer trở thành một trong những người hiệndiện nhiều nhất ở giải đấu này với 14 lần góp mặt cùng đội tuyểnThụy Sĩ nếu chỉ tính ở kỷ nguyên mở.
14 lần săn đuổi của Federer với ý thức đôi khi chế ngự hoàn toàntrong tâm trí rằng huyền thoại Pete Sampras (Mỹ) và đối thủ lớnnhất Nadal (Tây Ban Nha) đều đã có bốn lần vô địch Davis Cup.
13 lần trước đó thất bại không hoàn toàn là lỗi của anh khi cónhững thời điểm sát cánh cùng chỉ là Marco Chiudinelli, MichelKratochvil, Michael Lammer và Ivo Heubergerk trong khi Davis Cup làgiải đấu đồng đội, cần từ hai đến bốn tay vợt có khả năng chiếnthắng trong các cuộc đối đầu đỉnh cao.
Năm 2003 khi Federer thắng Hewitt vang dội ở Davis Cup thì cácđồng đội của anh lúc đó chỉ xếp hạng 129, 130 và 166 thế giới.
Federer hạnhphúc với điểm quyết định mang về chức vô địch cho ĐT Thụy Sĩ
Nhưng người Thụy Sĩ cũng có quyền hy vọng bởi Djokovic cũng đãdẫn dắt Serbia, một đất nước mà các tài năng tennis không thực sựđồng đều và rất hiếm những ngôi sao xuất chúng, lên ngôi vô địchnăm 2010 rồi từ đó vươn lên thành người xuất sắc nhất trong bốn nămqua.
Cũng cần phải nói rằng Davis Cup là một giải đấu đỉnh cao củaquần vợt đồng đội nhưng không phải lúc nào cũng quy tụ những tayvợt xuất sắc nhất như năm nay, Nadal và Ferrer không đánh một trậnnào cho Tây Ban Nha (để bị loại khỏi nhóm hàng đầu) còn Djokovicthì đứng ngoài đội tuyển Serbia.
Davis Cup đôi khi chỉ thực sự được chú ý ở chung kết, khi cácđội đã thấy rõ được cơ hội vô địch, và vì thế thách thức ở giải đấunày tăng giảm tùy năm, và đó là lý do tại sao CH Cezch chỉ vớinhững ngôi sao Berdych, Stepanek… đã hai lần liền vô địch năm 2012và 2013.
Và người Thụy Sĩ cũng có quyền đòi hỏi bởi sự vươn lên củaWawrinka được đánh dấu bằng cột mốc vô địch đôi Olympic khi đứngcùng Federer – thành tích cho thấy Thụy Sĩ cũng đã đủ nhân tố đểcạnh tranh ở Davis Cup. Nhưng tuyển Thụy Sĩ năm 2009 và 2010 đềukhông có Federer để rồi vai chủ công thứ hai buộc phải trao cho mộtChiudinelli không có gì xuất sắc bên cạnh Wawrinka.
Dân tộc và danh tiếng cá nhân
Sự khẳng định đẳng cấp của Wawrinka trong năm nay qua việc vôđịch Australian Open là một sự khích lệ lớn cho Federer. Nó đượcnhìn nhận như một cơ hội vàng cho Thụy Sĩ nếu Federer quyết tâm vànó cũng có thể đã được nhìn nhận như cơ hội cuối cùng cho chínhFederer ở giải đấu này. Bản thân Federer sau năm 2013 đáng quên(chỉ vô địch một giải đấu nhỏ) đã như hồi sinh, dù không vô địchGrand Slam, nhưng từ thứ tám đã trở lại số hai trên bảng xếp hạngATP.
Trên thực tế là Thụy Sĩ với Federer và Wawrinka đã hầu như khônggặp bất cứ trở ngại nào khi gặp lần lượt đánh bại Serbia,Kazakhstan, Italy để giành quyền vào chung kết.
Và cơ hội ấy lớn tới tới mức dường như đã dẫn tới một sự đánhđổi của Federer: Bỏ cuộc ở trận chung kết ATP World Tour Finals đểgiữ cho cái lưng bỗng bị đau trở lại không trở nên nghiêm trọng hơnkhi Thụy Sĩ tới Paris để đấu chung kết Davis Cup.
Sự đánh đổi này hẳn đã làm Federer suy nghĩ rất nhiều. Nó khôngphải là cơ hội vô địch ATP World Tour Finals bởi bất cứ ai khôngtrong thể trạng tốt nhất hầu như không có 1% cơ hội đánh bại mộtDjokovic đang cực kỳ vào phom. Nó là danh tiếng của anh với ngườihâm mộ, đặc biệt là những ai đã có mặt tại nhà thi đấu O2 ở Londonđể chờ cuộc thư hùng đỉnh cao khép lại một mùa giải đầy biếnđộng.