Djokovic đã đánh bại Federer 6-4, 5-7, 6-4, 6-4 trong trận chung kết US Open 2015 để giành danh hiệu Grand Slam thứ 3 trong năm. Thêm vị trí á quân tại giải Roland Garros, có thể coi 2015 là năm thành công nhất từ trước tới nay của Djokovic.
Trong khi Federer chịu gánh nặng của tuổi tác (13 giải Grand Slam gần đây chưa biết vô địch là gì), còn Rafael Nadal chịu gánh nặng chấn thương và sa sút phong độ (6 giải Grand Slam gần nhất chưa biết tới vinh quang), Djokovic càng đánh càng hay và hiệu quả.
Bước ngoặt lịch sử xảy ra từ trận Djokovic để thua Jo-Wilfried Tsonga tại tứ kết giải Australian Open 2010. Hôm ấy, bác sỹ Cetojevic đang nghỉ ngơi ở nhà tại Đảo Síp và định chuyển kênh tivi xem có chương trình giải trí nào hay ho không.
Nhưng bà xã của ông nhất quyết không cho chuyển kênh, vì bà đang cổ vũ cho Djokovic. Cetojevic chẳng mê gì tennis. Song ông cũng vui vẻ ngồi xem cùng vợ. Mấy khi được ngày rảnh rang bên vợ thế này.
“Anh bắt được bệnh rồi thì giúp cậu ấy khắc phục đi! Nole là đồng hương với chúng ta mà”, vợ Cetojevic đề đạt. Cetojevic liền khoe ông là bạn với thân phụ của Djokovic. Vợ ông bảo thế thì càng phải giúp chứ.
Dị ứng với gluten mà không biết, Djokovic vẫn vô tư chén đẫy bụng những món chứa gluten khiến anh không chỉ khó thở, mà còn nhanh xuống sức khi thi đấu. Djokovic được Cetojevic tư vấn kiêng các món chứa nhiều gluten như bánh mỳ, pasta.
Đây là thử thách không hề đơn giản chút nào, bởi những người Serbia như Djokovic vẫn quen ăn bánh mỳ và pasta. Chưa kể, cha mẹ anh còn có nhà hàng bán các món này ngon tuyệt hảo ở Belgrade.
Lisicki cũng dị ứng gluten như DjokovicNgôi sao quần vợt nữ người Đức, Sabine Lisicki cũng thi đấu lên tay hơn, sau khi cô phát hiện mình dị ứng với gluten và thay đổi thực đơn của mình. Một số ít VĐV thể thao khác cũng vậy. Song không ai thành công rực rỡ được như Djokovic. Bởi Djokovic vượt trội hơn họ ở điều kiện cần: tài năng.