Djokovic đã là Mr. Hoàn Hảo

Ngày đăng 19/05/2015 10:03

Tất nhiên là thành tích thắng 35 trong 37 trận đã đấu kể từ đầunăm của Djokovic vẫn còn chưa bằng chuỗi 41 trậnthắng liên tiếp của chính anh trong năm 2011.

Nhưng hai trận thua trước Ivor Karlovic ở Doha (ATP 250) vàtrước Federer ở Dubai (ATP 500) chỉ nói lên một điều là tay vợtngười Serbia đã nhiều toan tính giờ lại càng vô cùng quái trong cáisự chủ động của mình.

Djokovic của năm 2015 khiến người ta phải tự hỏi có phải anh tađã có thể kiểm soát được mọi thứ, nắm cả thế giới ATP trong tay,cần thắng nhanh thắng chậm, cần chọn người chọn giải để bungsức?

Trận chung kết Rome Masters, giải đất nện cuối cùng trước thềmRoland Garros, Djokovic đã đè bẹp Federer chỉ sau hai set với tỉ số6-4 6-3.

Số 1 và số 2 thế giới có sự chênh lệch quá lớn, tương tự nhưchính khoảng cách chừng 4500 điểm giữa hai người trên bảng xếp hạngATP.

Trước đó, ở bán kết, Djokovic cũng thắng Ferrer sau hai set theocùng kịch bản, khiến cho việc anh phải trải qua ba trận liên tiếpcần tới ba set để vượt qua những Almagro, Bellucci và Nishikori cóthể chỉ là hậu quả của việc chậm bắt nhịp sau khi đã nghỉ ngơi trọnba tuần, một sự khác biệt so với tất cả các tay vợt còn lại.

Điều quan trọng là Djokovic cho thấy anh không có điểm yếu nào,một hình ảnh của chính Federer thời đỉnh cao, để thế giới banh nỉphong tặng danh hiệu Mr. Hoàn Hảo.

Djokovic vôđịch tất cả các giải đấu lớn từ đầu năm

Một phiên bản Djokovic đáng sợ nhất

Sẽ là thừa thãi để nói về cú giao bóng cực kỳ ổn định cả về tốcđộ cũng như chính xác trong việc chọn điểm để đưa quả bóng tới, vềcú trả giao bóng phản công nhanh và rất khó, về cú thuận tay lẫntrái tay công thủ toàn diện hay bộ chân chuẩn mực của Djokovic.

Nên thích hợp hơn để bàn về những nhược điểm của Djokovic bộc lộtrước kia nay đã được khắc phục để cho đối phương bối rối, loayhoay trong việc tìm ra lỗ hổng nào đó để khai thác.

Nếu như trước kia Djokovic xử lý những cú bóng cắt không thực sựthoải mái (từng có thời điểm bị Nadal khai thác triệt để) thì nókhông còn là điểm yếu của anh nữa. Federer đã nhiều lần trong trậnchung kết dùng cú cắt trái để thay đổi nhịp độ của những loạt bónggiằng co nhưng đều bất thành.

Có một điểm hạn chế nữa của Djokovic (và cũng là chung của cáctay vợt) là khi bị đối thủ giao thẳng bóng vào người thì phản xạtrả giao bóng trở nên rất tệ (và cũng từng bị Nadal dùng cú giaobóng tay trái rất xoáy khai thác triệt để) thì hiện tại chưa có aisử dụng nó một cách hiệu quả trước Djokovic.

Và thêm một nhược điểm trước kia của Djokovic so với Nadal làsức rướn không tốt, khi bị ép ra ngoài sân thì Djokovic hầu như chỉcó thể chống đỡ lại bằng một pha lốp bóng thật cao (trong khi Nadalchọn thời điểm đó để “sản xuất” ra những cú xoáy cong cong hình quảchuối trứ danh), nhưng nay không có ai buộc Djokovic phải thườngxuyên lâm vào tình cảnh đó.

Boris Becker đã nâng tầm Djokovic?

Đã một năm rưỡi kể từ khi Boris Becker trở thành HLV củaDjokovic. Thành quả mà Djokovic gặt hái trong giai đoạn này là haiGrand Slam, gần chục Masters 1000, vượt qua Nadal ở số tuần ngồitrên ngôi vị số 1 thế giới.

Nó hoặc nhiều hơn, hoặc ấn tượng hơn so với thành tựu mà StefanEdberg làm việc cùng với Federer, và thậm chí là cả Ivan Lendl,người cũng giúp Murray vô địch hai Grand Slam trong quãng thời giangần ba năm họ làm việc cùng nhau.

Rồi chính những hạn chế mà một vài trong số đó được nâng cấp củaDjokovic đã cho thấy việc anh lựa chọn Boris Becker làm HLV chínhyếu còn Marian Vajda chỉ còn sắm vai trò hỗ trợ từ cuối năm 2013 làchính xác?