Có nên ngủ lại khi tỉnh giấc trước đồng hồ báo thức?

Ngày đăng 02/02/2016 03:34

Rất nhiều người trong chúng ta chỉ choàng dậy vào buổi sáng cùng với tiếng chuông đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những ngày, chúng ta đột nhiên thức giấc 1 - 2 tiếng trước khi đồng hồ đổ chuông.

giac ngu, chuong bao thuc, dong ho bao thuc, giấc ngủ, chuông báo thức, đồng hồ báo thức

Vào những buổi sáng như vậy, bạn có 2 lựa chọn: hoặc bước ra khỏi giường và bắt đầu một ngày mới hoặc cố gắng chợp mắt trở lại. Song đâu là lựa chọn tốt hơn nếu bạn muốn tránh cảm thấy mệt mỏi và chệch choạc suốt cả ngày? Đó là câu hỏi mà phóng viên trang Tech Insider đã đặt ra với tiến sĩ Timothy Morgenthaler, giáo sư dược thuộc Trung tâm y tế Mayo (Mỹ) và cũng là cựu chủ tịch Viện Y học về giấc ngủ Mỹ.

Theo ông Morgenthaler, người cũng là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu giấc ngủ, trước khi chọn lựa, bạn trước tiên cần phải hỏi bản thân một câu hỏi vô cùng quan trọng: "Bạn đã ngủ đủ giấc chưa?". Cách dễ nhất để trả lời câu hỏi này là xác định xem liệu bạn đã ngủ đủ số giờ theo khuyến nghị chung của các chuyên gia y tế hay chưa.

Theo Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, hầu hết người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và không có cách nào để bù đắp nếu bạn không đạt được mức đó.

Vì vậy, ông Morgenthaler giải thích, nếu cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi đủ lượng thời gian trên, thì việc tỉnh thức sớm hơn đơn giản chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn trước 2 hệ thống tương tác, kiểm soát xu hướng thức hay ngủ nói chung.

Hệ thống thứ nhất gọi là "tính nội cân bằng giấc ngủ", quá trình cơ bản thúc đẩy bạn ngủ lâu hơn và sâu hơn trong trường hợp bạn ngủ chưa đủ mức. Hệ thống thứ hai là nhịp ngày - đêm hay đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn, chịu trách nhiệm cho việc tại sao chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vào buổi tối và ngược lại vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Do đó, nếu bạn thỉnh thoảng thức giấc sớm hơn sau khi đã trải ít nhất 7 tiếng đồng hồ ngủ vào đêm trước đó, đây có thể là cách cơ thể thông báo rằng bạn đã thỏa mãn cả 2 hệ thống và bạn cần phải tỉnh dậy để bắt đầu ngày mới. Ngược lại, nếu bạn tỉnh thức sau chỉ vài tiếng nằm ngủ, bạn nên cố gắng thử chợp mắt thêm chút nữa.

Lí do vì, nếu dậy sớm, bạn không chỉ tước đoạt của bản thân thời gian nghỉ ngơi, mà còn cả phần lớn giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM) - giai đoạn khi giấc mơ xảy ra, cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể, kể cả bộ não và hỗ trợ hoạt động của nó vào ban ngày.

Nhìn chung, hầu hết chúng ta trải qua phần lớn giai đoạn ngủ REM trong khoảng từ 3h00 đến 7h00 sáng. Vì vậy, nếu bạn thức dậy sớm hơn trong khoảng thời gian trên và bạn chưa chợp mắt được ít nhất 7 tiếng đồng hồ, bạn nhiều khả năng sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung suốt cả ngày.

Tuấn Anh (Theo Tech Insider)

  • Có thể bạn quan tâm Máy đạp xe ngoài trời
  • Máy đạp xe ngoài trời
  • Phục hồi sau tai biến
  • Cách dùng máy xay sinh tố
    • Rất nhiều người trong chúng ta chỉ choàng dậy vào buổi sáng cùng với tiếng chuông đồng hồ báo thức. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những ngày, chúng ta đột nhiên thức giấc 1 - 2 tiếng trước khi đồng hồ đổ chuông. giac ngu, chuong bao thuc, dong ho bao thuc, giấc ngủ, chuông báo thức, đồng hồ báo thức Vào những buổi sáng như vậy, bạn có 2 lựa chọn: hoặc bước ra khỏi giường và bắt đầu một ngày mới hoặc cố gắng chợp mắt trở lại. Song đâu là lựa chọn tốt hơn nếu bạn muốn tránh cảm thấy mệt mỏi và chệch choạc suốt cả ngày? Đó là câu hỏi mà phóng viên trang Tech Insider đã đặt ra với tiến sĩ Timothy Morgenthaler, giáo sư dược thuộc Trung tâm y tế Mayo (Mỹ) và cũng là cựu chủ tịch Viện Y học về giấc ngủ Mỹ. Theo ông Morgenthaler, người cũng là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu giấc ngủ, trước khi chọn lựa, bạn trước tiên cần phải hỏi bản thân một câu hỏi vô cùng quan trọng: "Bạn đã ngủ đủ giấc chưa?". Cách dễ nhất để trả lời câu hỏi này là xác định xem liệu bạn đã ngủ đủ số giờ theo khuyến nghị chung của các chuyên gia y tế hay chưa. Theo Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, hầu hết người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và không có cách nào để bù đắp nếu bạn không đạt được mức đó. Vì vậy, ông Morgenthaler giải thích, nếu cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi đủ lượng thời gian trên, thì việc tỉnh thức sớm hơn đơn giản chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn trước 2 hệ thống tương tác, kiểm soát xu hướng thức hay ngủ nói chung. Hệ thống thứ nhất gọi là "tính nội cân bằng giấc ngủ", quá trình cơ bản thúc đẩy bạn ngủ lâu hơn và sâu hơn trong trường hợp bạn ngủ chưa đủ mức. Hệ thống thứ hai là nhịp ngày - đêm hay đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn, chịu trách nhiệm cho việc tại sao chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vào buổi tối và ngược lại vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Do đó, nếu bạn thỉnh thoảng thức giấc sớm hơn sau khi đã trải ít nhất 7 tiếng đồng hồ ngủ vào đêm trước đó, đây có thể là cách cơ thể thông báo rằng bạn đã thỏa mãn cả 2 hệ thống và bạn cần phải tỉnh dậy để bắt đầu ngày mới. Ngược lại, nếu bạn tỉnh thức sau chỉ vài tiếng nằm ngủ, bạn nên cố gắng thử chợp mắt thêm chút nữa. Lí do vì, nếu dậy sớm, bạn không chỉ tước đoạt của bản thân thời gian nghỉ ngơi, mà còn cả phần lớn giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM) - giai đoạn khi giấc mơ xảy ra, cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể, kể cả bộ não và hỗ trợ hoạt động của nó vào ban ngày. Nhìn chung, hầu hết chúng ta trải qua phần lớn giai đoạn ngủ REM trong khoảng từ 3h00 đến 7h00 sáng. Vì vậy, nếu bạn thức dậy sớm hơn trong khoảng thời gian trên và bạn chưa chợp mắt được ít nhất 7 tiếng đồng hồ, bạn nhiều khả năng sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung suốt cả ngày. Tuấn Anh (Theo Tech Insider)Áo có mũ kết hợp gối đầu để ngủ ở mọi nơiPhát hiện kinh ngạc về chuyện "lên đỉnh" trong khi ngủMẹo làm đẹp trong khi ngủGiấc ngủ tự nhiên ban đêm thường kéo dài bao lâu?Tại sao chúng ta đổ mồ hôi trong khi ngủ?Lịch ăn, ngủ và "yêu" lí tưởng theo từng lứa tuổi8 mẹo đơn giản giúp bạn ngủ ngon giấc hơn6 lý do tuyệt vời để ngủ... nudeĐiều kỳ diệu xảy ra khi bạn ngủLàm việc và ngủ quá nhiều: Nguy cơ đột quỵ đều cao?Các phi hành gia ngủ ngoài vũ trụ như thế nào?Chiếc giường trị 'ngủ nướng'Mẹo tránh ngủ gật ở văn phòng giữa buổi chiềuGiải mã bệnh ngủ bí ẩn ở KazakhstanNgủ gặp ác mộng sẽ có lợi cho sức khỏeTổn hại não đáng sợ do thiếu ngủThời điểm tập thể dục tốt nhất cho người khó ngủBài tập đơn giản giúp bạn thoát chứng ngáy ngủTuyệt chiêu dỗ con 3 tháng ngủ cực nhanh của ông bố trẻNgủ trưa 45 phút tăng trí nhớ gấp 5 lần Theo báo điện tử : VIETNAMNET Có nên ngủ lại khi tỉnh giấc trước đồng hồ báo thức?