Các nhà quản lý bóng đá Việt Nam cần đi học thêm
Lâu nay thấy ông im tiếng quá, ông chán bóng đá rồi?
Tình yêu bóng đá trong máu tôi, gắn vào máu rồi. Khi nào máu còn chảy thì tình yêu bóng đá còn. Tôi phát biểu ít, một là vì công việc kinh doanh bận rộn, hai là cũng tuỳ chỗ tuỳ lúc, tuỳ nơi, không phải lúc nào cũng nói về nó được. Quan điểm của tôi khi nào phát biểu của mình đóng góp được cho sự phát triển thì hãy nói.
Người ta nhắc đến ông nhiều với câu chuyện “một ông chủ, hai đội bóng”. Ông có chịu áp lực nào khi rút vốn khỏi 2 công ty thể thao SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T không?
Tôi không chịu áp lực nào cả. Theo mô hình các nước thì các CLB bóng đá phải thành công ty, hoạt động như doanh nghiệp trong lĩnh vực thể thao. Họ phải tự quản trị, điều hành cả tài chính và chuyên môn. Doanh nghiệp chỉ đứng bên cạnh làm nhà tài trợ thôi. Đây cũng là lộ trình bóng đá Việt Nam vừa qua hướng tới.
Thế chuyện của ông với SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T phải nghĩ như thế nào?
Thực ra suy nghĩ của tôi, bóng đá là môn thể thao của xã hội. muốn phát triển được thì cần sự quan tâm của xã hội, doanh nghiệp. Nhất là lúc này khi kinh tế khó khăn, kêu gọi được doanh nghiệp, doanh nhân tài trợ thì rất là quý. Nên trân trọng, đánh giá cao họ. Có doanh nhân cung cấp tài chính cho CLB thì bóng đá mới phát triển được. Các đội bóng lớn trên thế giới như Manchester United, Manchester City, Barcelona… cũng cần ông chủ có tài chính mạnh thì mới có thành tích. Tôi nghĩ là một ông chủ, hai đội bóng không phải vấn đề lớn. Khi các ông chủ, doanh nhân đầu tư vào bóng đá thì trước hết người ta mong muốn cho bóng đá phát triển. Họ cũng phải làm nghiêm túc để giữ uy tín, danh dự, chứ không muốn vào bóng đá để làm mất uy tín. Uy tín của một doanh nghiệp, doanh nhân phải xây dựng hàng chục, hàng trăm năm bằng công sức hàng chục, hàng nghìn cán bộ, nhân viên.“Nói về bóng đá trẻ, Việt Nam chúng ta từng vô địch U19 Đông Nam Á, U16 vào tứ kết châu Á, tức là có thành tích rồi chứ không phải đến bây giờ chưa có gì. Chúng ta nên thực tế là đạt thành tích ổn định ở cấp khu vực, chứ khu vực chưa ổn định mà nghĩ đến xa hơn là không thực tế. Về U19 Việt Nam vừa qua, tôi nghĩ rằng đấy là một tập thể được đào tạo căn bản, có tiềm năng”.
Ông Đỗ Quang Hiển
Chuyện của ông nhiều người đề cập đến, ông có bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản không?
Tôi không mệt mỏi, chán nản mà chỉ thấy là buồn một chút thôi. Nhưng mình cũng xác định tình yêu với bóng đá, mà yêu thì có lúc vui, lúc buồn, thậm chí cả đau khổ. Có tình yêu thì có thể vượt qua.
Xin hỏi thực, ngoài Hà Nội T&T ông có ảnh hưởng tới SHB Đà Nẵng hay QNK. Quảng Nam, một số đội bóng khác được nói là có liên hệ với ông không?
Nói là ảnh hưởng thì không đúng. Nhưng có lúc vì mình quan tâm mà lại có kinh nghiệm thì mình góp ý. Tôi cũng thường xuyên mỗi khi gặp gỡ, anh em trao đổi thì tôi cũng mở lòng, góp ý với mọi người. Rồi vấn đề nào người ta thấy đúng thì người ta nghe. Nếu nói ảnh hưởng theo nghĩa đấy thì tôi nhận.
VPF ra đời được đánh giá là một bước ngoặt của bóng đá Việt Nam. Không thấy ông bình luận gì về chuyện này?
VPF ra đời là sự cần thiết, như một BTC giải theo mô hình Nhật Bản. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ chế và thể chế cần hoàn thiện, để phát triển cả trước mắt cũng như lâu dài sau này. Tôi cho rằng cần tiếp tục tham khảo các mô hình cụ thể. Tuy nhiên để chuyên nghiệp thì không chỉ VPF. Tôi thấy chúng ta cứ hay nói tới đào tạo bóng đá trẻ. Chuyện đó cần thiết, nhưng cái cần thiết bây giờ nữa là phải có nhà quản lý giỏi. Quản lý ở đây phải từ cấp vĩ mô, quản trị đến cấp CLB, rồi cả BHL. Chúng ta muốn có học trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Theo tôi, chúng ta hiện nay cần có đề án đào tạo nhà quản lý, huấn luyện viên giỏi và chuyên nghiệp.
Ông đánh giá như thế nào về năng lực của các nhà quản lý bóng đá Việt Nam hiện nay?
Tôi không đánh giá về năng lực cá nhân mà đánh giá về cơ chế điều hành một cách chuyên nghiệp, được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Bao lâu nay chúng ta chưa có chương trình, lớp đào tạo cho các nhà quản lý về bóng đá. Tôi nghĩ là không phải học đâu xa, cứ học Nhật Bản là đủ. Nếu mình yêu rồi, mà lại có hiểu biết nữa thì sẽ càng giúp cho bóng đá được nhiều hơn.
Cơ cấu tổ chức của VPF hiện nay, có ông chủ CLB nắm cả chức danh quan trọng ở VPF và VFF. Ông nhận định như thế nào về chuyện này?
Cá nhân không có ảnh hưởng gì, mà tham gia vào nhiều tổ chức là đáng hoan nghênh. Nhưng vấn đề ở đây là cơ chế vận hành. Anh phải có cơ chế vận hành để mọi chuyện thật rõ ràng thì không có gì đáng ngại.
Công Vinh-chuyện cũ, thôi đừng nhắc lại
Vừa rồi có người nói ông đã ngăn Công Vinh yêu Thủy Tiên, và đấy là một lý do khiến Công Vinh quyết định chọn đội bóng của bầu Kiên?
Tôi muốn hỏi về trường hợp cụ thể của Công Vinh với Thuỷ Tiên. Người ta nói ông ngăn họ?
Tôi có đọc một số báo rồi. Chuyện riêng tư của mỗi cầu thủ là quyền của họ. Tôi nếu có tham gia góp ý thì là sự quan tâm, chứ không can thiệp. Đời tư cá nhân của người khác, mình nên tôn trọng. Tôi chỉ có ý kiến khi cầu thủ trong tập luyện, sinh hoạt và thi đấu không nghiêm túc.
Từ khi chuyển sang CLB bóng đá Hà Nội, Công Vinh có liên lạc hay gặp lại ông không?
Khi Công Vinh chuyển sang CLB bóng đá Hà Nội, bầu Kiên nói mọi chế độ từ “lót tay” đến tiền lương đều không cao hơn ở Hà Nội T&T. Sau này thì nhiều người nói Vinh nhận 14 tỷ đồng. Ông có thể tiết lộ chế độ cho Công Vinh khi chuẩn bị gia hạn với Hà Nội T&T không?
Chuyện qua rồi, tôi nghĩ là cũng không cần nói lại nữa. Bây giờ nên động viên Công Vinh thi đấu thì tốt hơn.
Công Vinh vừa mới kết hôn với Thuỷ Tiên, phong độ mùa giải vừa qua cũng tốt. Ông có thấy mừng không?
Công Vinh nói riêng và các cầu thủ khác nóichung, nếu cuộc sống của họ ổn định thì lúc nào tôi cũng mừng cho họ.
Quay lại chuyện của ông một chút, làm bóng đá lâu nay, ông thấy mình được gì, mất gì?
Trước đây cũng có người hỏi tôi rồi. Quan điểm của tôi, đã yêu thì đừng nói chuyện được, mất. Yêu mà tính toán thì thành vụ lợi, không thể lâu dài. Đấy không phải tình yêu mà chỉ là một cuộc mua bán. Cái được của tôi, trước hết là thoả lòng đam mê. Mà thực ra gọi tôi là ông bầu cũng không phải. Tôi đúng nghĩa là nhà tài trợ.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi.